Mẹ uống cà phê khi cho con bú – NÊN HAY KHÔNG?

Cà phê được biết đến là một thức uống mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có hại nếu như không biết dùng đúng cách, đúng thời điểm. Với mẹ đang cho con bú đặc biệt là những bà mẹ có sở thích, thói quen uống cà phê, điều này lại càng cần thiết phải lưu ý hơn nữa. Vậy mẹ uống cà phê khi cho con bú có ảnh hưởng gì không?

mẹ đang cho con bú có nên uống cà phê không?

1.Nên hay không : Mẹ uống cà phê khi cho con bú?

Trong thành phần của cà phê bao gồm caffein là một chất kích thích nhiều người cho rằng vô cùng có hại cho sức khỏe nhất là với bà mẹ đang cho con bú. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 200mlm cà phê phin có chứa tới 200 mg caffein, còn trong cà phê hòa tan là khoảng 27 – 173 mg.

Theo tiến sĩ Thomas Hale – người chuyên nghiên cứu về sữa mẹ và các loại thuốc, đã chỉ ra rằng khi người mẹ uống cà phê, thực chất lượng caffein đi vào máu chỉ là lượng nhỏ chiếm khoảng 1% lượng caffein người phụ nữ tiêu thụ, sau đó đi vào sữa mẹ. Với một lượng nhỏ caffein như vậy, theo thực tế gần như không hề gây hại đến bé con khi bé vẫn đang bú mẹ.

mẹ đang cho con bú có được uống cà phê không?
mẹ uống cà phê khi cho con bú có gây ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ nhỏ

Tuy nhiên, không phải cơ thể đứa trẻ nào cũng giống nhau, sức khỏe mỗi bé lại có những điểm riêng biệt nên cũng vì thế mà việc ảnh hưởng xấu hay không, ảnh hưởng nhiều hay ít của caffein trong sữa mẹ đối với mỗi đứa trẻ cũng khác nhau. Nhìn chung, mẹ đang cho con bú có thể uống cà phê nhưng phải điều chỉnh có một chế độ, lượng phù hợp.

Ngoài ra, một số người e sợ uống cà phê sẽ mất sữa. Uống cà phê còn có thể giảm cân, khiến ngực nhỏ lại, nhiều người lo sợ sẽ mất sữa nhưng thực chất chỉ là các mô mỡ, không hề ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho con.

2. Mẹ uống cà phê khi cho con bú như thế nào?

Thời kỳ đang cho con bú là thời kỳ cực kì nhạy cảm với cả mẹ và bé nên mặc dù việc uống cà phê vẫn có thể duy trì nhưng phải theo hướng dẫn cụ thể với lượng cà phê nhất định để đảm bảo không để lại hậu quả xấu đến sức khỏe, sự phát triển của cả mẹ và con.

Sau khi sinh con vài tuần, vài tháng, tốt nhất là trong 4 tháng đầu của con, là giai đoạn nhạy cảm nhất, người mẹ phải đặc biệt lưu ý. Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh không thể chuyển hóa hay phá vỡ được caffein đi vào cơ thể, từ đó sẽ gây ra sự tích tụ caffein ở trẻ, biểu hiện rõ nhất ở việc trẻ bị mất ngủ. Đối với trẻ sơ sinh, ngủ là một phần của thói quen. Giấc ngủ rất quan trọng đối với các bé, trong khi ngủ là lúc trẻ phát triển nhiều nhất nên nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến não bộ, cơ bắp và xương khớp kém hơn, chiều cao khi trưởng thành cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy trong giai đoạn này, người mẹ đang cho con bú tốt nhất nên hoàn toàn không uống cà phê. Nếu muốn uống cần phải tham khảo ý kiến về cách dùng, thời điểm uống của những người chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

mẹ đang cho con bú có nên uống cà phê không?
mẹ uống cà phê khi cho con bú – Người mẹ nên tuân thủ và kiểm soát lượng caffein không vượt quá 300mg mỗi ngày

Sau giai đoạn 4 tháng đầu, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) nghiên cứu và chỉ ra rằng người mẹ đang cho con bú an toàn nhất là duy trì lượng tiêu thụ caffein mỗi ngày ở mức không vượt quá 300 mg, lượng này tương đương với khoảng 2-3 ly cà phê mỗi ngày (tính theo cốc tiêu chuẩn là 200ml). Một nghiên cứu khác đã đưa ra lời khuyên cụ thể rằng người mẹ đang cho con bú tốt nhất chỉ nên uống khoảng 2 ly cà phê mỗi ngày.

Tuy nhiên, người mẹ không phải là không thể uống nhiều hơn nhưng cần lưu ý tuyệt đối không uống quá 10 ly cà phê một ngày. Thực tế hiện nay, cũng như các sở thích, thói quen khác, những người “nghiện” cà phê luôn có xu hướng uống rất nhiều cà phê trong ngày như một thức uống không thể thiếu. Các bà mẹ đang cho con bú có sở thích này cần phải lưu ý để hạn chế lượng cà phê sao cho phù hợp.

Người mẹ đang trong giai đoạn cho con bú tốt nhất nên cho con bú sau ít nhất 1 – 2 giờ đồng hồ sau khi uống cà phê bởi lẽ trong thời điểm 1-2 giờ đầu tiên, nồng độ caffein trong sữa mẹ sẽ ở mức cao nhất càng dễ gây ảnh hưởng tới trẻ.

Cần phải lưu ý đặc biệt rằng cơ thể mỗi trẻ khác nhau nên sự hấp thụ, tiêu hóa của mỗi đứa trẻ là không giống nhau. Có thể trong cùng một giai đoạn phát triển, có đứa trẻ không bị ảnh hưởng khi mẹ uống cà phê nhưng cũng có đứa trẻ yếu hơn, không thể hấp thụ hay chuyển hóa được caffein trong cà phê, người mẹ và cả những người xung quanh cần lưu ý trường hợp này và đi tìm đến những người có chuyên môn để được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Bài viết liên quan:

Say cà phê và những điều bạn nhất định phải biết

All in one