Các loại cafe ngon nhất thế giới

Các loại cafe ngon nhất thế giới

Cà phê là một loại thức uống đặc trưng và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Dù được pha bằng pin hay máy pha cafe, loại thức uống màu nâu này từ lâu đã trở nên quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Cà phê giúp người thưởng thức có cảm giác thư giãn, tỉnh táo sau những giờ làm việc mệt mỏi. Sau đây là một số loại cà phê ngon và được ưa chuộng nhất trên thế giới :

1. Cà phê Typica :

Arabica Typica là giống cà phê lâu đời nhất, đây là giống cà phê đầu tiên được con người phát hiện. Loại cà phê này có năng suất thấp, kích thước nhỏ, hình bầu dục. Tuy nhiên, chất lượng của Typica rất tuyệt vời, vị đắng pha ngọt thêm chút chua nhẹ, thể chất mạnh và quân bình.

2. Cafe Geisha:

Geisha là giống cà phê vô cung hiếm hoi đã hoàn toàn chinh phục được tất cả những người sành cà phê có tin xuất sắc nhất thế giới. hương vị của loại này phúc tạp không thể diễn tả nổi. Geisha có vị ngọt ngào, hậu vị chua thanh và đắng dịu xen lẫn, hương vị cực kỳ phong phú, thậm chí có cả mùi trái cây chín như xoài, đu đủ, đào pha với mật ong, mùi cỏ cây…

3. Cà phê Catuai:

Catuai là giống cà phê lùn có khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Trái cà phê Catuai khi chín có thể có màu đỏ hay màu vàng hơm. Catuai trái màu vàng có thể chất và tạo cảm giác trong miệng mạnh hơn loại Catuai trái đỏ có hương vị thanh tao hơn.

4. Cà phê  Bourbon :

Bourbon là giống cà phê được đặt tên bắt nguồn từ vùng đất sinh trưởng đầu tiên của nó đảo Bourbon, bây giờ là Reunion nằm ở phía đông Madagasca.  Café Bourbon được sản xuất lần đầu tiên tại Réunion, được biết đến như Bourbon Ile trước năm 1789. Sau đó Bourbon được ưu thích bởi người Pháp, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và bây giờ là một trong hai loại cà phê Arabica được trồng phổ biến nhất trên thế giới, là một dạng của café Typica.

Bourbon là giống cà phê thường được sản xuất ở độ cao từ 1000 đến 2000 mét và cho năng suất cao hơn 20-10% so với Typica, nhưng có thể tạo ra cahaasrt lượng cà phê tương đương. Loại này có vị chua thanh rất hấp dẫn, với mùi thơm rất quyến rũ. Hiện nay đây là loại cà phê thơm ngon hàng đầu của cà phê Việt Nam.

  5. Cà phê Colombia:

Giống cà phê Colombia, là đứa con lai của hai bố mẹ Robusta và Arabica. Giống cà phê nầy được gây giống và phát triển ở Colombia để chống lại bệnh trong khi tăng năng suất. Trong nhiều thập kỷ Colombia cố gắng cho ra đời hàng chục phiên bản được gọi là F10-F1. F10, còn được gọi là các Castillo. Và cuối cùng, hiện nay, đỉnh cao là giống Colombia chính thức, tự hào mang tên 1 đất nước. Đây là giống trồng phổ biến nhất lở Colambia. Mặc dù Colombia có mùi hương thơm nồng nan, tuyệt vời, độ chua rất cao, xem với vị đắng có hậu, hầu như không thấy có dư vị ngọt, thể chất mạnh, được sử dụng trong các thương hiệu cà phê cao cấp.

Fine-Robusta-sẽ-tạo-nên-nhiều-vị-ngọt-hơn

Cà phê Colombia là một sự pha trộn của hạt cà phê từ nhiều khu vực khác nhau để duy trì mức độ cao về chất lượng. Cũng như Kona và Jamaican Blue Mountain, hạt cà phê Colombia được độc quyền từ cà phê Arabica, trong đó có một, hồ sơ hương vị ít tính axit mượt mà hơn so với hạt cà phê Robusta.

 6. Cà phê chồn – cafe ngon nhất thế giới

Là tên của một loại café đặc biệt, được xếp vào hàng sang trọng và hiếm nhất thế giới. Loại café này hầu như chỉ có ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi.

Cái tên gọi Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loại cầy vòi đốm ăn quả café rồi thải ra. Bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indo có nghĩa là café. Luwak là tên của một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của loại cầy cư trú quoanh đó. Loài cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphrodites) thuộc họ Cầy (Viverridae).

Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức uống ưa thích của chúng là trái cây và quả café. Tuy nhiên, khi vào dạ dày, chỉ có phần thịt café được tiêu hoá, còn hạt café lại theo đường tiêu hoá bị thải ra ngoài. Quá trình này tạo cơ sở chính cho sự có mặt của loại cà phê huyền thoại hôm nay.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao nên uống cà phê đen mỗi ngày?

Share this post