Có nên bỏ việc để mở quán cà phê?

Có nên bỏ việc để mở quán cà phê?

Bài viết này là một phần trong Hướng dẫn khởi nghiệp kinh doanh Cafe của chúng tôi, với hàng loạt bài viết để bạn có thể lập kế hoạch, bắt đầu và phát triển kinh doanh mở quán cà phê của bạn!

Nếu bạn như tôi, chúng ta sẽ bắt đầu một ngày mới với một ly cà phê! Đó không phải là một nhận định chủ quan , vì có hơn 68% người uống cà phê sẽ uống cà phê để bắt đầu một ngày làm việc.

Với dân số gần 100 triệu người tại Việt Nam, không có gì lạ khi ngành kinh doanh này đang bùng nổ và phát triển. Nếu bạn đã nghĩ đến việc kết hợp tình yêu cà phê của bạn với tinh thần kinh doanh của bạn, thì đây là thời điểm tốt nhất để mở một quán cà phê. Và dù cho dù bạn muốn mở một quán cà phê pha máy espresso hay bạn muốn mở một quán cà phê truyền thống thì bạn hãy dành một ít thời gian để độc qua bài viết của Epicure VN nhé!

1.   Bạn có phù hợp để mở quán cà phê?

Bạn có thể có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời cho quán cà phê của riêng mình: Trang trí không gian quán độc đáo, những câu lạc bộ anh văn, hay những buổi offline với guitar và âm nhạc sẽ được chơi trong bầu không khí ấm cúng với hương vị của cà phê …

Bạn nên dành nhiều sự quan tâm của mình cho quán cà phê và khách hàng để mang lại thành công.

Nhưng sau đó, thực tế kinh doanh là hàng đống rắc rối – hóa đơn, giấy tờ, nguyên liệu , khách hàng khó tính, thiết bị cà phê bị hỏng, baristas, nhân viên không làm đúng như yêu cầu.

Trước khi bắt đầu kinh doanh quán cà phê của riêng bạn, bạn nên xác định liệu làm một chủ quán cà phê có phù hợp với bạn và kế hoạch cuộc sống lâu dài của bạn hay không.

Hãy tự hỏi: Mở một quán cà phê có phải là điều phù hợp với tôi ngay bây giờ không? Tôi có thể bỏ qua các kỳ nghỉ lễ, những chuyến du lịch để đảm bao quán hoặc động liên tục?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thất bại của một quán cà phê và điều làm bạn thất bại đầu tiên là chưa chuẩn bị đủ cho mình (về tinh thần, cảm xúc và tài chính) để làm chủ một quán cà phê.

Nếu bạn đã chắc chắn với quyết định và kế hoạch cuộc đời của mình, thì chúng ta sẽ bắt đầu chuẩn bị để bắt đầu một quán cà phê ngay hôm nay!

Khi bạn bắt đầu bất kỳ doanh nghiệp, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng tài chính cá nhân của bạn đã được đảm bảo. Đầu tư và rủi ro luôn tồn tại song song, bạn nên có nguồn thu nhập khác ổn định để đảm bảo cuộc sống, chi phí sinh hoạt và các vấn đề tài chính phát sinh.

Việc bỏ việc để mở một “startup” quán cà phê, nghe có rất hấp dẫn và đầy lý tưởng. Nhưng nếu bạn không có nguồn tài chính ổn định, chi phí để phục vụ kế hoạch của bạn nằm quá nhiều trong việc vay mượn sẽ khiến bạn gặp rủi ro tài chính nghiêm trọng nếu thất bại. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định ngân sách đầu tư và quy mô để bắt đầu quán cà phê đầu tiên của bạn.

Vì vậy, hãy bắt đầu tạo ngân sách cá nhân và ngân khách riêng để bắt đầu kinh doanh cà phê.

Mở quán cà phê kinh doanh cần bao nhiêu tiền?

Trước khi chúng ta đi xa hơn, điều quan trọng là phải thừa nhận câu hỏi đó trong tâm trí của mọi người. Kinh doanh quán cà phê giá bao nhiêu? 

Câu trả lời là nó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và khái niệm kinh doanh quán cà phê của bạn. Một quầy pha cà phê espresso take away, chi phí sẽ thấp hơn một quán cà phê đầy đủ bàn ghế và nội thất. Một quán cà phê có phục vụ thức ăn có thể giá cao hơn một quán cà phê bình thường. Ngoài ra, các yếu tố chính như vị trí địa lý, giá trị bất động sản, chi phí nhân viên, v.v., tất cả đều đóng một yếu tố chính trong chi phí kinh doanh quán cà phê của bạn. 

Chi phí thiết bị ban đầu cao nhưng về sau sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn và phí duy trì bảo dưỡng thấp hơn.

Như đã nói, một quán cà phê take away pha máy, có thể có giá 60 triệu đến 100 triệu. Một quán cà phê nhỏ có thể có giá 120 triệu. Một quán cà phê với một chút đầu tư về không gian và thiết bị, có thể lên tới 250 triệu. Các chi phí để bắt đầu một quán cà phê là khá khác nhau và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, bạn cần phải tìm hiểu rất nhiều để lên chi phí phù hợp cho riêng bạn.

Những yếu tố để xác định chi phí khi mở quán.

  1. Thực đơn quán cà phê của bạn
  2. Lựa chọn thiết bị cà phê
  3. Vị trí quán cà phê của bạn (Những thứ cần tìm trong một vị trí)
  4. Chi phí lao động địa phương (thợ ống nước, thợ mộc, thợ điện, baristas)
  5. Xây dựng của bạn (hệ thống ống nước, công việc điện, sơn, tu sửa, xây dựng một quán cà phê)
  6. Bố trí (ghế, bàn, bảng hiệu, và giá đỡ sản phẩm)
  7.  Hàng tồn kho

Khám phá về máy RANCILIO SPECIALTY dành cho “cà phê đặc sản Việt Nam” cuộc cách mạng về nhiệt độ của máy pha cà phê: http://bit.ly/Caphedacsan

Share this post