Độ cao có ảnh hưởng như thế nào đến hương vị cà phê?
Đối với cà phê, độ cao là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và hương vị của hạt cà phê sau này. Cây cà phê khi sinh trưởng và phát triển ở cùng đất càng cao, quá trình tích lũy các chất diễn ra chậm hơn, kéo dài hơn. Cùng tìm hiểu độ cao có ảnh hưởng như thế nào đến cà phê nhé!
1. Phân loại cà phê theo độ cao
Độ cao là một trong những yếu tố căn bản quyết định trong trồng cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica. Cây cà phê được trồng ở nơi có độ cao càng lớn thì quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra càng dài. Khi đó, quá trình tích lũy và hình thành các chất trong quả cũng chậm và phức tạp hơn. Ở độ cao lớn sẽ xuất hiện ít côn trùng gây hại cho cây cà phê. Nhờ vậy mà hạt cà phê có hương vị phong phú hơn, chứa ít caffeine hơn, vị đắng được cân bằng, hạt chắc và nặng, có giá trị kinh tế cao.

Người ta phân chia độ cao của vùng trồng cà phê thành 3 loại:
- MHG (Medium High Grown): 500-900m
- HG (High Grown): 900-1200 m
- SHG (Strictly High Grown): trên 1200m
2. Độ cao càng lớn, hương vị cà phê càng ngon
Địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê. Có một thực tế là địa hình càng cao càng thích hợp trồng cà phê Arabica – giống cà phê ngon nổi tiếng hiện nay. Lý do khiến cà phê trồng ở địa hình càng cao thì càng hiếm có một phần do hương vị đặc biệt của chúng. Ở địa hình cao, nhiệt độ xuống thấp, không khí trong lành mát mẻ là môi trường lý tưởng để những hạt cà phê chất lượng cao hình thành. Khi đó, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, điều này làm cây cà phê chậm phát triển, quá trình hình thành và tích lũy các chất được kéo dài. Hạt cà phê tích lũy nhiều chất cần thiết hơn, quá trình tích lũy đường kéo dài giúp hương vị rõ rệt, đầy đủ phong phú hơn. Càng trồng ở nơi có địa hình cao, hạt cà phê sẽ có hương thơm và độ đậm đặc tốt hơn so với cà phê trồng ở địa hình thấp.

Caffeine trong cà phê được coi là chất giúp cây cà phê chống lại côn trùng gây hại một cách tự nhiên. Với những cây cà phê được trồng ở độ cao lớn, môi trường nhiệt độ thấp giúp cây hạn chế tiếp xúc với các loại côn trùng, hàm lượng caffeine thấp hơn và vị đắng nhẹ hơn so với các loại cà phê khác.
Những cây cà phê được trồng ở vùng thấp thường có nhân khá mềm, vì vậy chỉ thích hợp khi rang nhạt, khi ấy hương vị của cà phê được miêu tả rất đơn giản. Cà phê Arabica được trồng ở vùng cao và rất cao, mang lại hương vị độc đáo: hương cam quýt, quả hạnh, chocolate, vị trái cây,… Những hương vị được mô tả rất phong phú và ngon phải không nào?
3. Nhận biết độ cao của cà phê nhờ quan sát hạt
Ở những độ cao khác nhau, cà phê cho các loại hạt có cấu trúc khác nhau. Khi cà phê được trồng cao trên 1200m so với mực nước biển, nhân cà phê tăng cường độ cứng và độ đặc cao. Đường nứt của hạt cà phê này rất khít, chạy theo đường ziczac hoặc hơi nghiêng.
Những hạt cà phê ngon hiếm có nhất là những hạt cà phê có cấu trúc rất cứng (Hard bean) và đặc thường được trồng ở độ cao trên 1370m. Độ đặc của hạt được xem là yếu tố tốt nhất để xác định độ cao của cà phê.

4. Độ cao chỉ là điều kiện cần để có hạt cà phê chất lượng cao
Độ cao chỉ là một trong các yếu tố rất quan trọng để hình thành nên hạt cà phê chất lượng cao. Bên cạnh độ cao, chất lượng hạt cà phê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: giống cà phê, điều kiện thổ nhưỡng, lượng mưa,… Vì vậy, trên thế giới có rất nhiều nơi có độ cao lớn, nhưng có rất ít vùng trồng được cà phê Strictly High Grown chất lượng cao.
Ở Việt Nam, chỉ có một số vùng có độ cao và các điều kiện phù hợp để trồng cà phê Arabica như Sơn La – Tây Bắc, Di Linh – Lâm Đồng.
Khi chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cà phê được trồng ở vùng địa hình cao sẽ cho ra ly cà phê có hương vị phong phú và chất lượng tốt. Thưởng thức cà phê được trồng ở vùng đất cao là một điều tuyệt vời. Còn ngần ngại gì mà không để bản thân trải nghiệm mùi vị cà phê của loại cà phê đặc biệt này nhỉ?
Có thể bạn quan tâm: Các loại cafe ngon nhất thế giới