Mở quán kinh doanh cafe rang xay hiệu quả với vốn ít
Yêu thích kinh doanh cafe rang xay nhưng túi tiền lại khiêm tốn? Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình với những kinh nghiệm bỏ túi sau đây.
Kinh doanh cafe rang xay – cần hiểu rõ về cafe rang xay và nhu cầu sử dụng
Khách hàng yêu thích cà phê thời hiện đại ngày nay không còn dừng lại ở nhu cầu đơn thuần là uống. Họ đòi hỏi cao hơn ở chất lượng cà phê, mùi vị thơm ngon tự nhiên và độ an toàn tuyệt đối. Vì thế, cà phê rang xay chính là xu hướng mà nhiều người lựa chọn sử dụng khi đã quá nhàm chán với những loại cà phê hòa tan, cà phê pha trộn. Từ nhu cầu đó, kinh doanh cafe rang xay chính là lĩnh vực triển vọng mà nhiều người muốn khai thác.
Cafe rang xay là gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng cafe rang xay là loại cà phê được chế biến, xay trực tiếp từ những hạt cà phê nguyên chất 100% (không pha trộn các nguyên liệu khác như đậu nành, bắp, cơm cháy rang, chất phụ gia…). Hạt cà phê rang xay thường được đảm bảo chất lượng khi có xuất xứ từ những vùng trồng cà phê lớn ở nước ta như Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Lâm Đồng…

Sản phẩm cafe rang xay sạch phải cho ra ly cà phê có vị đậm, hương thơm nhẹ nhàng tự nhiên, hậu vị đắng nhẹ, dễ chịu, thanh đặc trưng của cà phê (không được quá đắng, quá chua hoặc có mùi khét).
Dù hạt cà phê có đen đến mấy thì màu sắc tự nhiên của cafe rang xay đều sẽ có màu nâu cánh gián hoặc đậm hơn, không phải đen đậm như những ly cà phê hòa tan thường thấy.
Bắt đầu kinh doanh cafe rang xay như thế nào?
Để mở quán kinh doanh cafe rang xay, đầu tiên, bạn hãy xác định cho mình những nội dung sau:

Bạn có thực sự yêu thích kinh doanh cafe rang xay? Bạn có bao nhiêu tiền cho việc kinh doanh cafe rang xay? Kế hoạch ban đầu về giá cả, lợi nhuận của 1 ly cà phê rang xay là bao nhiêu? Mặt bằng quán như thế nào? Giá cả cho máy móc, nội thất, công thức pha chế…? Đăng ký giấy tờ kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế… như thế nào? Thách thức, đối thủ, rủi ro khi mở quán là gì?
Một ly cà phê sẽ có giá bao nhiêu?
Công thức tính đơn giản, chia nhỏ lượng cà phê dùng cho 1 ly + tiền nước + tiền điện + tiền đá + tiền ly, ống hút…
Ví dụ, 1 ly cà phê cần 15g cà phê nguyên chất (pha được khoảng 60 ml), 1kg cà phê sẽ pha được từ 60-70 ly cà phê. Giá mỗi kg cà phê trung bình là 200.000đ/kg (200đ/g).

1 ly cà phê có 15g X 200đ = 3.000đ. Tiền nước, điện, đường, đá, ly… vào khoảng 3.000đ. Vậy giá vốn 1 ly cà phê rơi vào khoảng 6.000đ/ly.
Giá bán mỗi ly cà phê sẽ còn phụ thuộc vào tiền mặt bằng, dịch vụ… nên bạn có thể cộng thêm và tự định giá cho mình. Mức giá bình dân hợp lý nhất sẽ từ 20.000 – 30.000đ/ly.
Kinh doanh cafe rang xay cần chuẩn bị những gì?
Có rất nhiều thứ cần phải có để chuẩn bị cho quán như: dụng cụ pha cà phê, máy pha cà phê, máy xay cà phê, quầy bar (xe đẩy), nguồn nguyên liệu, bàn ghế, đồng phục… Nếu ngân sách có hạn, bạn có thể cân nhắc để cắt giảm một số vật dụng không cần thiết và không cần phải mua sắm những nội thất đắt tiền.

Sau khi đã xác định được khoản tiền đầu tư, kế hoạch giá cả và mô hình phù hợp, bạn cần có thêm những kiến thức nền và kỹ năng cần thiết về cà phê: cách phân loại cà phê, phương pháp rang xay, cách sử dụng các dụng cụ pha chế, công thức pha chế truyền thống – hiện đại…
Nếu có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa các vùng cà phê nổi tiếng thì bạn càng có thêm nhiều điểm cộng trong mắt khách hàng. Chúng thể hiện bạn là một người có sự am hiểu về cà phê, tạo cho khách hàng lòng tin rằng sản phẩm của bạn là vô cùng chất lượng.
Một lưu ý cho bạn rằng nên ưu tiên cho việc chọn lựa cà phê rang xay chất lượng để làm điểm mạnh đối với khách hàng. Chẳng ai dám mua một ly cà phê mà người chủ quán không dám uống. Một ly cà phê vừa rẻ vừa chất lượng sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt đối với những khách hàng đầu tiên của mình.
Khi bạn tự hào về sản phẩm của mình thì mới có thể tiếp tục phát triển công việc kinh doanh cafe rang xay này. Ở phần nguyên liệu này, bạn cũng nên chú ý chuẩn bị lượng cà phê đủ bán cho khoảng 2 tuần để tránh “mất khách” trong trường hợp quá đông những ngày cao điểm.
Vị trí kinh doanh cafe rang xay tại đâu là hợp lý?
Dù là mở quán hay xây quầy thì vị trí buôn bán là vô cùng quan trọng. Đối với dạng cà phê rang xay, đối tượng yêu thích thường là dân văn phòng, người sành về cà phê. Vì vậy, bạn có thể ưu tiên chọn những nơi gần tòa nhà lớn, có nhiều văn phòng làm việc. Nếu giá thuê mặt bằng cao, bạn có thể tính đến những khu vực khác như gần trường đại học, bệnh viện, khu vui chơi…

Cần bao nhiêu tiền để mở quán kinh doanh cà phê rang xay?
Hãy dự trù cho mình khoảng từ 50 triệu đồng để bắt đầu cho công việc kinh doanh của mình. Nếu có đầu tư thêm về nội thất, mặt bằng tốt, máy móc hiện đại thì số tiền có thể lớn hơn nhiều.
Đăng ký kinh doanh, xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn như thế nào?
Dù là bán cà phê nhỏ lẻ, bạn cũng cần có giấy chứng nhận vệ sinh và đăng ký kinh doanh để có thể hoạt động lâu dài. Trường hợp này, bạn có thể đăng ký theo hình thức hộ gia đình tạ UBND quận, huyện. Các thủ tục hành chính sẽ tốn của bạn một khoảng thời gian kha khá để có được giấy tờ, vì vậy, hãy tranh thủ cho kịp ngày hoạt động để tránh bị xử phạt.
Các loại giấy tờ này là điều vô cùng cần thiết, chúng sẽ giúp bạn tránh gặp nhiều rắc rối trong lúc hoạt động, tạo lòng tin cho khách hàng và tự tin hơn khi kinh doanh. Bạn có thể đóng khung giấy kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng ở vị trí dễ thấy để tạo thêm uy tín cho quán.
Kinh doanh cafe rang xay sẽ dễ gặp những rủi ro nào?
Điều cần lưu ý nhất chính là bạn phải dự trù khoản tiền đầu tư để bù vào những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khả năng xấu nhất – thua lỗ trong những tháng đầu tiên.
Sau cùng, hãy đặt mục tiêu hoạt động cho mình, nếu sau 6 tháng/1 năm/2 năm… không mang lại hiệu quả thì cần đánh giá lại tất cả và tìm hướng phát triển mới cho kinh doanh cafe rang xay.
Trong trường hợp công việc kinh doanh thuận lợi, bạn có thể cân nhắc đến việc nâng cấp dịch vụ của mình (khuyến mãi, ưu đãi khách hàng thân thiết, trang trí lại quán, đẩy mạnh marketing, làm branding…). Khi mọi thứ tại quán đã đi vào ổn định thì hãy nghĩ đến việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh cafe rang xay ở những quán tiếp theo.
Xem thêm: